Phòng bệnh viêm não nhật bản trong những ngay hè
06.06.2016 15:10
Trong những ngày nắng nóng và mưa bất thường vừa qua là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là virút viêm não Nhật Bản (VNNB). Đây là một bệnh nguy hiểm do nhiễm virút cấp tính ở thần kinh trung ương và để lại di chứng nặng nề nhất.
Trong những ngày nắng nóng và mưa bất thường vừa qua là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan các bệnh truyền nhiễm đặc biệt là virút viêm não Nhật Bản (VNNB). Đây là một bệnh nguy hiểm do nhiễm virút cấp tính ở thần kinh trung ương và để lại di chứng nặng nề nhất. Theo thông báo của Bệnh viện Nhi Trung ương từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận gần 130 ca viêm não - không tăng so với các năm trước. Nhưng tỷ lệ trẻ bị viêm não Nhật Bản B lại tăng vọt lên 36 ca - chiếm gần 30%, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ là 8%. Đã có hai trẻ tử vong, trong đó một ca xét nghiệm dương tính với viêm não Nhật Bản B, một ca có liên quan các trường hợp mắc VNNB chủ yếu gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.
Tại tỉnh ta Ths Bs. Nguyễn Trần Tuấn PGĐ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết. Trong 4 tháng đầu năm 2016 cả tỉnh chưa ghi nhận ca nào do mắc VNNB. Tuy nhiên Ths Bs. Nguyễn Trần Tuấn cũng cảnh báo nguy cơ bệnh dịch có thể xảy ra. Vì thời điểm này là bắt đầu vào tháng đỉnh điểm của bệnh viêm não cho đến tháng 6 và tháng 8.
Đường truyền bệnh:
Virút gây VNNB được truyền sang người qua vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh, thường là muỗi vằn, Chim lội nước là ổ chứa virút chủ yếu trong thiên nhiên và lợn là ổ chứa quan trọng nhất trong súc vật nuôi gần người.
Các dấu hiệu của bệnh:
Thườngthời gian ủ bệnh (thời gian từ nhiễm trùng cho đến khi bị bệnh) thường là 5-15 ngày, sớm nhất là 24 giờ. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các dấu hiệu như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó sốt cao, co giật, co cứng cơ, co vặn, run, liệt nửa người và lú lẫn. Trong các trường hợp nặng tiến triển đến tử vong, thường thấy sốt trên 400C kèm với rối loạn thần kinh thực vật nặng nề. Tử vong thường xảy ra vào ngày thứ ba đến ngày thứ tám của giai đoạn cấp. Với các bệnh nhi sống sót, có thể để lại di chứng thần kinh tâm thần.
Điều trị:
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu điều trị triệu chứng, hồi sức tích cực, phục hồi chức năng và nâng cao thể trạng.
Phòng bệnh:
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, nên dời chuồng gia súc xa nhà đặc biệt là chuồng trại nuôi lợn, loại bỏ các ổ bọ gậy.
- Ngủ màn, thường xuyên sử dụng những biện pháp xua, diệt muỗi trong các hộ gia đình, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt.
- Tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
- Liều tiêm: - ≤ 36 tháng tuổi: 0,5 ml/liều;
- > 36 tháng tuổi: 1 ml/liều.
- Tạo miễn dịch cơ bản là 3 mũi tiêm dưới da: mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 đến 2 tuần; mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 một năm. Tiêm nhắc lại: 3 năm tiêm 1 liều 1 ml để duy trì miễn dịch.
Các bài đăng mới
Các bài đã đăng
- THƯ MỜI CUNG CẤP BÁO GIÁ - 0002 THƯ MỜI CUNG CẤP BÁO GIÁ CHÀO HÀNG...
- TM-001 THƯ MỜI...
- Thư mời cung cấp báo giá chào hàng...
- 39/KH-TTYT Kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình, đề án trong lĩnh vực Dân số và phát triển năm 2024...
- 30/QĐ-TTYT Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo của Trung tâm Y tế huyện Bắc Quang...